Checklist công cụ cần thiết khi bắt đầu dự án mới

Vì sao cần chuẩn bị công cụ ngay từ đầu? Tôi từng nghĩ: “Cứ bắt đầu đi, rồi cần gì thì bổ sung.” → Kết quả: task bị trôi, ghi chú bị thất lạc, spec không rõ ai đang chỉnh sửa. Sau đó tôi học được rằng: có hệ thống ngay từ đầu sẽ tiết kiệm rất nhiều rắc rối về sau. Checklist công cụ tôi luôn chuẩn bị Mục đích Công cụ thường dùng Ghi chú 📁 Quản lý tài liệu Google Drive / SharePoint Tạo folder rõ ràng từ đầu ✅ Quản lý task Backlog / Trello / ClickUp Phân quyền rõ ai làm gì 📝 Ghi chú & tổng hợp Notion / Google Docs Dùng template để đồng bộ cách ghi 📧 Giao tiếp khách hàng Email (template sẵn), Slack (nếu có) Có sẵn mẫu câu tiếng Nhật 🔄 Quản lý version tài liệu Google Docs / Word + version table Có ghi rõ ngày sửa, ai xác nhận 📊 Theo dõi tiến độ Google Spreadsheet / Gantt Chart Nếu dự án nhỏ không cần tool riêng 💬 Họp & trao đổi Google Meet / Zoom / Teams Chuẩn bị agenda trước buổi họp 🎯 Flow & Wireframe Miro / Whimsical / Excalidraw Giúp khách dễ hình dung Ngoài ra, tôi chuẩn bị: Template ghi chú họp (dành riêng cho khách Nhật) Mẫu tài liệu xác nhận (Spec checklist) Danh sách “cần xác nhận” khi khởi động (ví dụ: deadline, người liên lạc chính, ngôn ngữ giao tiếp) Mẹo nhỏ Luôn thống nhất ngay từ đầu với team: “Mọi file nằm ở đâu?”, “Task update ở đâu?”, “Spec ai chịu trách nhiệm?” Đặt shortcut vào các tool chính trong trình duyệt để dễ truy cập Nếu có thể, share 1 dashboard Notion làm “trung tâm dự án” Kết luận Dự án thành công không chỉ nhờ kỹ năng – mà nhờ chuẩn bị kỹ càng từ những thứ nhỏ nhất. Checklist công cụ giống như bộ đồ nghề của BrSE – thiếu thứ gì là thấy ngay 😅 ...

tháng 5 20, 2025 · 2 phút

Kỹ thuật tổ chức folder dự án để không bị lạc giữa 100 file

Tại sao việc tổ chức folder lại quan trọng? BrSE thường phải xử lý: Spec bản nháp, bản xác nhận, bản sửa Hình ảnh màn hình, flow, file test Tài liệu từ khách, nội bộ, đối ứng QA/DEV 👉 Nếu bạn để tất cả trong một chỗ hoặc đặt tên lung tung kiểu: spec_v3_final_最新版_fix.docx Thì không chỉ bạn mà team cũng… toang. Nguyên tắc tổ chức folder của tôi 1. Mỗi dự án có một folder gốc Ví dụ: ...

tháng 5 19, 2025 · 2 phút

Tôi take-note khi họp như thế nào để không bị miss yêu cầu

Vì sao take-note khi họp là kỹ năng sống còn? BrSE là người lắng nghe yêu cầu từ khách và truyền đạt cho team. Nếu miss dù chỉ một điểm nhỏ, hệ quả có thể là: Dev làm sai chức năng QA test sai hướng Mất lòng tin với khách Tôi từng gặp trường hợp khách bảo “Tôi đã nói rồi mà…” → và tôi không có gì trong note để phản biện 😢 ...

tháng 5 18, 2025 · 2 phút

Làm việc với khách Nhật qua email – mẫu câu và bố cục mình hay dùng

Vì sao email rất quan trọng khi làm BrSE? Với khách Nhật, email là hình thức giao tiếp chính thống. Mọi xác nhận, trao đổi, thay đổi… đều cần ghi lại bằng email. Tôi từng chủ quan: “Mình đã nói rồi mà…” – nhưng khách không nhớ (hoặc cố tình không nhớ). Từ đó, tôi học cách viết email thật rõ, thật đúng – và có bằng chứng. Bố cục email tôi thường dùng Tôi dùng khung sau cho hầu hết email công việc: ...

tháng 5 17, 2025 · 2 phút

Markdown – AI – và tương lai nghề BrSE

BrSE – Nghề truyền đạt giữa hai thế giới BrSE là chiếc cầu nối. Giữa khách hàng – và đội phát triển. Giữa thế giới business – và thế giới kỹ thuật. Chính vì thế, nghề BrSE là nghề truyền đạt. Không rõ ràng → hiểu sai. Không logic → mất lòng tin. Không xúc tích → team mệt mỏi. Markdown – Ngôn ngữ của sự rõ ràng Markdown là cách viết tối giản nhưng có cấu trúc. ...

tháng 5 17, 2025 · 2 phút

Làm tài liệu spec bằng Google Docs – mẹo chia sẻ và version hiệu quả

Vì sao tôi chọn Google Docs cho tài liệu spec? Khi làm BrSE, bạn sẽ thường xuyên phải gửi tài liệu xác nhận cho khách (仕様書, 要件定義書, …). Trước đây tôi dùng Word → gửi file qua email → khách in ra hoặc chỉnh sửa, rồi gửi lại file mới… Mất thời gian và dễ thất lạc. Từ khi chuyển sang Google Docs, tôi thấy: Việc xác nhận tài liệu nhanh và rõ ràng hơn Khách có thể comment trực tiếp Không còn tình trạng “file_final_v3_fix_khách_修正版.docx” 😅 Cách tôi dùng Google Docs để làm spec 1. Tạo folder riêng cho từng dự án Tôi tạo folder dạng: [KHÁCH]_[Tên dự án]_[yyyyMM] → Giúp tôi quản lý dễ, cả khi chuyển máy. ...

tháng 5 16, 2025 · 2 phút

BrSE không giỏi kỹ thuật có sao không?

Không giỏi kỹ thuật – có làm được BrSE không? Câu trả lời là: Hoàn toàn có thể. BrSE không nhất thiết phải là Dev cứng. Nhưng bạn cần hiểu vai trò của kỹ thuật trong công việc: Để hiểu yêu cầu kỹ thuật từ khách Để trao đổi hiệu quả với team phát triển Để xác nhận đúng yêu cầu khi test hoặc review kết quả Điều quan trọng hơn: Bạn biết gì – và biết hỏi gì Một BrSE giỏi không phải người biết hết, mà là người biết hỏi đúng: ...

tháng 5 15, 2025 · 2 phút

BrSE là gì? Có hợp với sinh viên không?

BrSE là gì? Một chiếc cầu nối giữa hai thế giới BrSE là viết tắt của Bridge System Engineer – người làm cầu nối giữa khách hàng Nhật Bản và đội phát triển phần mềm (thường ở Việt Nam). Bạn có thể tưởng tượng: BrSE là người “thông dịch” không chỉ ngôn ngữ, mà cả mục tiêu kinh doanh, công nghệ và con người. Vậy BrSE làm gì? Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng Nhật (thường là PM hoặc bộ phận nghiệp vụ) Làm rõ yêu cầu hệ thống, chuyển thành tài liệu kỹ thuật Trao đổi với team Dev/Test tại Việt Nam Kiểm tra tiến độ, confirm yêu cầu, xử lý các thay đổi BrSE có hợp với sinh viên không? Nếu bạn là sinh viên hoặc du học sinh, bạn đang ở một vị trí RẤT TỐT để chuẩn bị làm BrSE: ...

tháng 5 15, 2025 · 2 phút

Làm BrSE có cần biết lập trình không?

Câu hỏi muôn thuở: Làm BrSE có cần biết code không? Câu trả lời ngắn gọn: Có, nhưng không cần giỏi. BrSE không phải là người ngồi code từng dòng như Dev. Nhưng nếu bạn không hiểu code là gì, API là gì, logic xử lý ra sao, thì bạn sẽ gặp 3 vấn đề: Không truyền đạt được yêu cầu rõ ràng cho Dev Không hiểu được feedback từ khách hàng có hợp lý không Không kiểm tra được luồng xử lý có đúng như mong đợi không Vậy BrSE cần biết những gì về kỹ thuật? Kiến thức Mức độ cần biết Ví dụ ứng dụng Logic xử lý ✅ Hiểu cơ bản Flowchart, điều kiện if/else SQL ✅ Có thể đọc & viết đơn giản Confirm điều kiện tìm kiếm với khách API (REST) ✅ Biết cách gọi & response ra sao Làm việc với chức năng lấy dữ liệu Git ⚪️ Biết cơ bản là tốt Hiểu khi Dev nói “tạo branch”, “pull request” HTML/CSS ⚪️ Biết nhìn, không cần viết Góp ý giao diện khi cần Framework code ❌ Không bắt buộc Không cần biết chi tiết Angular, Laravel… Tại sao nên học lập trình cơ bản? Giúp giao tiếp hiệu quả hơn với Dev (nói “luồng xử lý”, “dữ liệu đầu vào”… thay vì nói mơ hồ) Giúp tự tin khi đứng trước khách hàng Giúp bạn có tư duy hệ thống – điều cực kỳ quan trọng trong công việc BrSE Bạn không cần giỏi như Dev, nhưng cần nói được cùng ngôn ngữ với Dev. ...

tháng 5 15, 2025 · 2 phút

Lộ trình 6–12 tháng: Tự chuẩn bị để ra trường làm BrSE

Bạn đang ở đâu? Sinh viên năm cuối? Đã có tiếng Nhật N3–N2? Chưa biết nhiều về kỹ thuật nhưng có quyết tâm? 👉 Vậy thì 6–12 tháng tới chính là cơ hội vàng để chuẩn bị bước vào nghề BrSE. Mục tiêu sau 6–12 tháng: ✔️ Giao tiếp được với khách hàng Nhật trong họp ✔️ Hiểu logic nghiệp vụ và hệ thống cơ bản ✔️ Viết được spec đơn giản và trình bày rõ ràng ✔️ Có portfolio thể hiện kỹ năng và tư duy Gợi ý lộ trình theo từng giai đoạn 🗓 Tháng 1–3: Đặt nền tảng kỹ thuật + từ vựng chuyên ngành Học SQL cơ bản (JOIN, GROUP BY) Làm quen API (GET/POST, Postman) Học 10–15 từ vựng IT/Nghiệp vụ mỗi tuần Nghe podcast tiếng Nhật 10 phút mỗi ngày (IT, Business) 📌 Sản phẩm: ...

tháng 5 15, 2025 · 3 phút